Cáp quang lại đứt, Một năm internet Việt Nam đầy biến động

Thứ ba - 26/12/2017 09:30
Đúng hôm Noel. Người dùng mạng internet tại Việt Nam nhận được một tin buồn và một tin vui. Tuyến cáp quang biển APG đã được sửa xong. Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chiều tối hôm đó. Nhà mạng VNPT thông báo tuyến AAG bị sự cố, lại bị đứt lần nữa. Lần thứ 2 trong năm.
Dut cap quang tuyen cap APG
Dut cap quang tuyen cap APG
Có thể nói năm nay là năm Việt Nam có kỷ lục về đứt cáp. Các câu chuyện đứt cáp dăm bữa nửa tháng lại được các báo đăng tin. Thống kê chưa đầy đủ thì cứ 4 tháng. Cáp quang biển Việt Nam lại đứt một lần. Giới trẻ chiếm 60% dân số Việt Nam từ sửng sốt và than vãn, giờ đã chuyển sang quen thuộc với các điệp khúc này.
Giới kinh doanh qua mạng
Kinh doanh qua mạng internet

Giới buôn bán online đặc biệt là trên facebook truyền tay nhau các mẹo khi mạng bị đứt. Họ than trời khi đã đổ tiền chạy quảng cáo nhưng hiệu quả đem lại thì chẳng là bao. Các ông lớn như Google hay Facebook thì ních tiền đầy túi. Để lại sau lưng là các chủ cửa hàng nhỏ kêu khóc thảm thương. Họ chủ yếu là những nhân viên văn phòng tay ngang, buôn bán vài thứ hàng gia dụng hay đậc sản của quê mình. Họ trót tin vào các công cụ quảng cáo mạng nhưng họ không ngờ mạng lại đứt. Dòng tiền, dòng khách hàng không còn nữa. Phải chờ 20 đến 1 giờ chỉ để trả lời được comment cho 1 khách hàng.
Tại Vũng tàu, Đà Nẵng. Nơi Việt Nam đặt điểm kết nối với quốc tế  của tuyến cáp trọng điểm APG, AAG. thì dân tình kháo nhau rằng càng lắp mạng gần tuyến cáp thì càng đỡ bị giật, bị lag. Họ tá túc tại các Quận 1, 2, nội thành để có thể nhờ vào tốc độ mạng của các quán cafe có đường truyền internet tốc độ cao.
Giới trẻ văn phòng hay lướt net hay chat OTT như Zalo, Mocha, Viber.. thì gần như bỏ hẳn nối mạng dây hay wifi mà chuyển hẳn sang dùng 3G hay 4G. Được PR là tốc độ cao.
Một số người có ý định lắp mạng viettel hcm thì có ý kiến nếu đường truyền không ổn định thì các nhà mạng phải đền bù cho họ bằng cách giảm cước hoặc chí ít là tăng thời gian khuyến mãi nên. Tuy nhiên các nhà mạng đang chiếm thị phần lớn như VNPT, FPT, Viettel khẳng định. Đây là sự cố bất khả kháng như trong hợp đồng và không được đền bù hay khuyến mại thêm.
Hợp đồng lắp mạng với nhà mạng
Các hợp đồng đều có điều khoản bất khả kháng

Các câu chuyện trên đây chỉ là một vài câu chuyện mà người viết nhặt nhạnh được trên các trang báo. Cái chúng ta đang thấy là Việt Nam đang bị tổn thương nghiêm trọng về lĩnh vực thông tin, an toàn thông tin. Như trong bài báo mà Cimsi đã viết gần đây.
Người dùng Việt Nam hay là cả nền kinh tế 4.0 non trẻ của Việt Nam đang dễ bị tổn thương khi chỉ vì một con "cá mập" nào đó làm đứt 1 hay 2 tuyến cáp quang biển. Mọi thứ của nền kinh tế số bị trì trệ và đi theo với đó là tiền bạc, cơ hội kinh doanh và cả một cơ hội khởi nghiệp nữa.
Câu hỏi: Vậy phải chăng là các tuyến cáp quang biển của Việt Nam làm chất lượng có vấn đề ?
Trả lời câu hỏi này.
Phó tổng giám đốc Viettel Net. Ông Lưu Mạnh Hà trong một bài phỏng vấn gần đây có thừa nhận: 

Cáp nằm trong khu vực nhiều tàu thuyền qua lại, độ sâu của cáp chỉ khoảng 1,5 m và chủ yếu là loại cáp SA (single armored) chỉ có một lớp vỏ bảo vệ. Do đó, khi tàu thuyền lớn hạ neo sẽ dễ làm đứt cáp, gây ra sự cố.

Ông Hà cũng thừa nhận rằng các tuyến cáp quang biển cũ hay xảy ra lỗi vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế và thi công các tuyến cáp quang này.
Bởi vậy các tuyến cáp quang cũ như tuyến AAG dễ bị đứt, sụt nguồn và hoạt động thiếu ổn định. Ông Hà tin tưởng trong tương lai gần khi tất cả các nhà mạng tại Việt Nam có nhiều nguồn lực hơn. Thì việc Đường truyền mạng internet của Việt Nam dễ bị đứt hay nói vui là "trở về thời kỳ vào mạng bằng dial up quay số) sẽ không còn nữa.
Ông Hà có nhận đinh: Và với sự tăng trưởng về nhu cầu dữ liệu trong cách mạng 4.0. Viettel sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thông truyền dẫn quốc tế hiện có và tìm kiếm một số tuyến cáp biển mới để gia tăng dung lượng kết nối quốc tế, phục vụ khác hàng ngày càng tốt hơn
Còn nhà mạng lão làng của Việt Nam là VNPT thì khẳng định trên báo chí dù chi phí đầu tư cho một tuyến cáp biển quốc tế lên đến hàng nghìn tỷ đồng và hiện tại cũng đang có hệ thống cáp quang biển khá lớn. Song từ nay đến 2020 VNPT sẽ tiếp tục đầu tư thêm 2 tuyến cáp quang biển.
Tuần tra đường cáp quang biển
Tuần tra đường cáp quang biển Việt Nam

Ngoài ra nhà mạng này cũng tiếp tục triển khai hợp tác với Bộ tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 tuyên truyền cho các ngư dẫn Việt Nam biết và cùng bảo vệ các tuyến cáp quang biển quan trọng này. Đó là 2 tuyến SMW-3 và APG.
Nhà mạng này cũng nhận định. Ý thức của Ngư dân chính là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ và duy trì mạng internet quốc gia.
Theo thống kê thì các yếu tố gây đứt mạng chủ yếu từ Sự chanh chấp các vùng trên Biển, Chống phá của các thế lực thù địch, Bão lũ thiên tai và cuối cùng là sự vô ý thức của Ngư dân trong việc thả và kéo neo tàu thuyền.
Những lý do trên hầu hết là chủ quan. Chỉ có lý do cuối là thuộc về chính người dân Việt Nam.
Internet giờ đây không chỉ còn ảnh hưởng hay giúp đỡ đến một bộ phận người dân nào đó. Mà mạng internet giờ đây gắn liền với đại bộ phận người dân Việt Nam. Hi vong qua bài viết này. Nhiều người có ý thức hơn trong việc gìn giữ và bảo vệ mạng internet của Việt Nam.
Nguồn ảnh: Từ mạng internet và netviettel

Tác giả bài viết: Vô Luận

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Ủng hộ, hỗ trợ và tham gia phát triển CIMSI

1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ của hội Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay30,964
  • Tháng hiện tại197,877
  • Tổng lượt truy cập33,806,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây