Các quận ở Đà Nẵng bắt đầu sử dụng hệ thống y tế thông minh Viettel

Thứ bảy - 09/12/2017 04:31
Bằng việc ứng dụng hệ thống HIS.One của Viettel, quận Liên Chiểu đang từng bước hướng đến mục tiêu thông minh hơn, một phần của mô hình thành phố thông minh của Đà Nẵng
His One Viettel
His One Viettel
Từ 0h ngày 1/6/2017, Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng đã áp dụng, hệ thống quản lý y tế xã phường HIS.One của Viettel ICT.
 
His One Viettel 2

Hiện tại, Trung tâm Y tế Ngũ Hành Sơn và Trung tâm Y tế Liên Chiểu là 2 Trung tâm cấp Quận đầu tiên trên địa bàn Đà Nẵng thực hiện số hóa đồng bộ thông tin liên quan đến công tác khám chữa bệnh tại đơn vị.

Hệ thống cho phép quản lý tích hợp nhiều tính năng đáp ứng nghiệp vụ khám chữa bệnh ở quy mô Trung tâm Y tế cấp Quận, huyện và Bệnh viện (tuyến Quận, huyện) như: Nhập hồ sơ, quản lý hồ sơ khám và chữa bệnh nội trú, ngoại trú; Quản lý các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; Quản lý Dược; Nghiệp vụ quản lý hành chính (khoa, phòng, nhân viên..), cho phép thực hiện thanh toán và liên thông thông tin BHYT, thanh toán viện phí; Quản lý báo cáo, thống kê;...

Là đơn vị đưa vào ứng dụng sau Trung tâm Y tế Quận Ngũ Hành Sơn, Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu đã đề xuất và được Viettel ICT bổ sung thêm 38 chức năng ưu tiên trong phần mềm, bảo đảm phần mềm mới sẽ giúp Trung tâm làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ, nhất là phục vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Điều có ý nghĩa đặc biệt đối với Quận Liên Chiểu, là từ các ứng dụng này, Liên Chiểu sẽ có cơ hội phát triển ngang bằng với các Quận khác trên địa bàn TP.

Ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch thường trực UBNDTP Đà Nẵng cho biết: “Chúng ta phải đi từng bước. Bắt đầu là hồ sơ khám chữa bệnh điện tử, sau đó là Trung tâm Y tế điện tử, rồi Trung tâm Y tế thông minh, có như vậy, mới tiến đến thông minh hơn. Làm gì thì làm cũng phải ưu tiên hàng đầu là chúng ta sẽ khám chữa bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn đối với người bệnh và nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm, góp phần chia sẻ, liên thông thông tin, dữ liệu đến các đơn vị trong ngành. Và việc chia sẻ này cũng chỉ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Một trong những ưu tiên của việc số hóa đồng bộ thông tin khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng là thí điểm nghiệp vụ quản lý ID bệnh nhân. Theo đó, khi vào viện, người khám chữa bệnh xuất trình Thẻ BHYT; nhân viên sẽ dùng thiết bị quét mã vạch trên Thẻ và ghi nhận cùng với số Thẻ. Số Thẻ chính là ID khi có nhu cầu khám chữa bệnh suốt đời của người bệnh (trừ trường hợp có điều chỉnh).
Việc sử dụng ID mang theo nhiều tiện ích như thuận tiện trong liên thông thông tin (phục vụ theo dõi xuyên suốt quá trình điều trị); quản lý được việc khám chữa bệnh theo BHYT…

Được biết, thời gian tới ứng dụng này sẽ được triển khai lan tỏa khắp các Trung tâm Y tế còn lại của TP Đà Nẵng, và đây là cơ sở dữ liệu nền tảng rất quan trọng của Ngành Y tế thành phố, khởi đầu cho các ứng dụng nâng cao trong giai đoạn kế tiếp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Logo và tên gọi CIMSI

Tên gọi: CIMSI phát âm là [Xim - Si], đây là cách phát âm thường thấy của Người Việt. Ý nghĩa: CIMSI có cách hiểu là tên viết tắt của tiếng Anh là Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế . Tuy nhiên nó cũng là cách gọi của Hội công nghệ thông tin Y tế Việt Nam Sở dĩ có tên gọi này là vì CIMSI được...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay30,964
  • Tháng hiện tại200,042
  • Tổng lượt truy cập33,808,285
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây