Như vậy năm 2017 đã khép lại với nhiều sự kiện y tế nóng. Chúng ta hãy cùng điểm lại những sự kiện y tế nổi bật trong năm 2017.
Sự kiện y tế để lại nỗi ám ảnh lớn nhất: Là vụ tai biến y khoa chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo và 4 trẻ sinh non tử vong đây được xem là sự cố y khoa nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử ngành y. Sau sự cố đồng loạt các cơ sở chạy thận nhân tạo phải rà soát lại quy trình chạy thận để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Cùng với đó vấn đề Chống nhiễm khuẩn tiếp tục được đặt ở vị trí đáng báo động đòi hỏi các cơ sở y tế phải nhìn lại chính mình để có biện pháp chấn chỉnh mà mục tiêu cuối cùng là hướng tới sự an toàn của người bệnh
Năm 2017 cũng là năm dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh nhất trong vòng 15 năm qua với gần 25.000 người mắc . Điều đặc biệt là Thủ đô Hà Nội là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết và có trường hợp người tử vong cao nhất so với các địa phương khác
Quỹ bảo hiểm y tế bội chi trên 10.000 tỷ đồng. Một con số khiến nhiều người phải giật mình đặt câu hỏi Vì sao lại như vậy.
Ông Phan Văn Toàn (Phó vụ trưởng Vụ bảo hiểm y tế bộ y tế) lý giải
Người làm công tác giám định có những nơi rất thiếu phải sử dụng Dược Sĩ hoặc Kỹ thuật viên không có chuyên môn về Y Khoa. Dó đó việc đánh giá chưa chính xác. Về phương thức thanh toán hiện nay theo Phí dịch vụ. Đây là một phương thức mà khó quản lý nhất. Do đó rất khó kiểm soát
Ngoài ra hiện tượng Trục lợi bảo hiểm y tế tuy không mới nhưng rất khó để giải quyết một cách triệt để .
Trong năm 2017 cũng không thể không nhắc đến những lùm xùm xung quanh vụ nhập lậu thuốc ung thư giả của công ty
VN Pharma. Theo điều tra của cơ quan công an công ty này đã làm giả hồ sơ nhập khẩu 9.300 hộp thuốc
H - Capita chữa ung thư không rõ nguồn gốc kém chất lượng. Vụ việc của công ty VN Pharma đã bộc lộ rõ hơn về những lỗ hổng trong quản lý dược phẩm và ngay sau đó ngành y tế đã phải xem xét lại các quy định Đấu thầu tập trung thuốc bằng việc ban hành thông tư số 11 về phân cấp đấu thầu. Việc này đã giúp giảm giá thuốc và tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh
Một thực tế đáng buồn là nạn bạo hành cán bộ và nhân viên y tế. Có thể nói chưa năm nào các vụ hành hung bác sĩ lại xảy ra liên tiếp như năm vừa qua. Hết Phú Thọ, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Bình và mới đây nhất là vụ một bác sĩ ở tỉnh Thái Bình bị đánh trong lúc đang cấp cứu cho chính người nhà bệnh nhân. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc tích cực hơn để các bác sĩ yên tâm thực hiện nhiệm vụ cứu người.
Trên đây là những sự kiện buồn, những vụ việc không mong muốn của ngành Y. Bên cạnh những điểm tối đó là những điểm sáng để hi vọng vào một năm 2018 tốt đẹp hơn.
Năm 2017 là năm đầu tiên liên thông kết quả xét nghiệm được hiện thực hóa tại 38 bệnh viện Trung Ương. Từ ngày 1/8. Không chỉ giúp giảm thời lượng chờ đợi của người bệnh mà cái được lớn hơn theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến là
Kinh phí để chi trả cho các loại xét nghiệp không phải là ít. Và chúng ta nhìn nhận lại vấn đề cũng có phần nào lạm dụng xét nghiệm.
Ước tính chi phí xét nghiệm chiếm từ 16-20% tổng chi phí cho Y Tế. Nếu mỗi năm giảm được 1% số xét nghiệm thì sẽ tiết kiệm được khoảng 4,75 triệu lượt tương đương với giảm khoảng 375 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ, Theo lộ trình chậm nhất là trong năm 2018 Kết quả xét nghiệm sẽ liên thông đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương.
Sau thành công trong lĩnh vực Ghép thận, ghép gan, ghép tim và ghép phối tụy thận. Năm 2017 Y học Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật
Ghép phổi tại Bệnh viện 103. Một trong những kỹ thuật khó của chuyên ngành ghép tạng.
Khép lại năm 2017. Với những biện pháp Bộ Y Tế đang triển khai. Hi vọng một năm mới Y tế Việt Nam có nhiều thành tựu hơn nữa.